IELTS reading matching headings trong bài thi IELTS yêu cầu thí sinh nối các câu tiêu đề trong bảng câu hỏi với đoạn văn hoặc phần đọc tương ứng. Thường thì đề thi sẽ cung cấp nhiều câu tiêu đề hơn số lượng đoạn văn, và có thể một số tiêu đề không được sử dụng. Dạng câu hỏi này thường xuất hiện trong các bài văn chứa những đoạn mang ý tổng quát dễ xác định. Nhiệm vụ của thí sinh là nắm bắt nội dung chính của đoạn văn và xác định các ý phụ.
Vì sao matching heading ielts reading khó:
- Mất nhiều thời gian: Làm bài Matching Heading thường tốn nhiều thời gian hơn so với các dạng câu hỏi khác.
- Số lượng tiêu đề nhiều hơn: Đề thi thường cung cấp nhiều tiêu đề hơn số lượng đoạn văn cần nối.
- Không cần tiêu đề cho mọi đoạn văn: Một số đoạn văn không cần được kết nối với tiêu đề nào.
- Tương đồng giữa các tiêu đề: Các tiêu đề thường có điểm tương đồng nhau, gây khó khăn trong việc lựa chọn.
- Tiêu đề chỉ chi tiết, không tổng quát: Tiêu đề thường chỉ bao gồm các ý chi tiết, không phản ánh ý tổng quát của đoạn văn và có thể đánh lừa thí sinh.
- Từ ngữ trùng khớp: Một số tiêu đề có chứa từ ngữ giống với từ trong đoạn văn, nhưng không khớp về nghĩa.
Chiến thuật làm matching heading ielts reading hiệu quả:
Chiến thuật 1: Đọc câu hỏi trước
- Đọc từng tiêu đề: Hiểu nghĩa của mỗi tiêu đề bằng cách diễn giải ý chính đó bằng từ ngữ khác.
- Khoanh tròn từ khóa: Gạch chân hoặc khoanh tròn các từ khóa như tên riêng, địa danh, ngày tháng hoặc danh từ.
- Ghi chú điểm tương đồng hoặc khác biệt: Xác định các từ khóa giống hoặc khác nhau giữa các tiêu đề.
- Đọc câu đầu và cuối trong đoạn văn: Câu đầu và cuối thường mang chủ đề chính của đoạn văn.
Chiến thuật 2: Đọc văn bản trước
- Đọc toàn bộ đoạn văn: Hiểu nội dung chính của từng đoạn.
- Liệt kê các điểm tương đồng, khác biệt: So sánh các tiêu đề với nội dung đoạn văn.
- Lựa chọn tiêu đề phù hợp nhất với đoạn văn.
Bài ứng dụng ielts reading matching headings
Trước tiên, đọc kỹ đề bài sẽ thấy chúng ta chỉ cần làm từ đoạn đoạn B-E (bỏ qua đoạn A), đồng thời heading “v” đã được dùng để làm mẫu cho đoạn A nên mình sẽ gạch đi luôn để tránh nhầm về sau.
Tiếp theo
+ “i” mình sẽ gạch chân từ “seeking” (sự tìm kiếm) và “radio signals” (tín hiệu radio). Khi đọc đến đây, mình hiểu rằng đoạn văn phù hợp sẽ phải nhắc đến việc con người đang tìm kiếm sóng radio được gửi đến từ các hành tinh khác. Như vậy đoạn văn có thể nhắc đến cách thức mà sóng radio được truyền đến trái đất và các phương pháp mà con người sử dụng để tìm ra các tín hiệu này.
+ “ii” keyword trong đoạn là “responses” (sự phản hồi). Tức là đoạn văn tương ứng sẽ phải nói đến việc con người đang lựa chọn cách trả lời lại các sóng radio này như thế nào.
+ “iii” lưu ý cụm từ “vast distances” (khoảng cách xa xôi) và “closet neighbours”. Heading này nghĩa là khoảng cách đến các hành tinh gần nhất với Trái đất cũng vẫn còn rất xa xôi. Từ “neighbours” (hàng xóm) ở đây ám chỉ các hành tinh gần cận nhé.
+ “iv” gạch chân từ “assumptions” (các giả định) và “extra-terrestrial intelligence” (trí tuệ ngoài Trái đất). Nghĩa là các giả định được đưa ra về việc tìm kiếm trí thông minh ngoài hành tinh.
+ “v” bỏ qua vì đã được dùng làm mẫu
+ “vi” nói đến sự hiểu biết của con người về các dạng sống ngoài trái đất, từ khóa “knowledge” (hiểu biết) và “life forms” (các dạng sống)
+ “vii” nói đến khả năng về sự sống ngoài trái đất, keyword là “likelihood”, trong đoạn văn sẽ phải nhắc đến các dữ liệu về khả năng tồn tại sự sống ngoài trái đất ra sao.
Đoạn B.
Đầu tiên, đoạn văn nói về việc liệu chúng ta có cô đơn trong vũ trụ hay không, và các nhà khoa học đã đưa ra hai quy luật. Hai câu tiếp theo giải thích và hỗ trợ cho hai quy luật này, mà không cần phải hiểu rõ nội dung. Từ đây, ta có thể hiểu rằng hai quy luật này chính là hai giả định về sự sống ngoài hành tinh. Câu thứ ba nói rằng chúng ta đưa ra một giả định rất thận trọng về việc chúng ta đang tìm kiếm một dạng sống. Câu tiếp theo tiếp tục hỗ trợ cho câu trước khi nói rằng dạng sống mà chúng ta đang tìm kiếm CÓ THỂ SẼ CÓ… Tóm lại, toàn bộ đoạn văn đang nói về sự sống ngoài hành tinh và các giả định về dạng sống đó. Quay lại với các tiêu đề đã phân tích ở trên, chắc chắn không thể là đoạn “i” hay “ii” vì đoạn văn không nhắc đến bất kỳ “radio signals” nào, càng không nói gì đến “responses” (sự phản hồi) lại các sóng đó. Tiêu đề “iii” cũng không đúng vì không nói gì đến khoảng cách hay các hành tinh gần trái đất cả. Vì vậy, còn lại đoạn “iv”; “vi” và “vii” đều nhắc đến các dạng sống ngoài vũ trụ, nhưng chỉ có duy nhất đoạn “iv” là nhắc đến các “assumptions” (giả định) như trong đoạn văn nhắc đến. “vi” không phải là phương án đúng mặc dù mình chắc chắn rằng tiêu đề này sẽ khiến các bạn bối rối. Điểm khác biệt lớn nhất giữa tiêu đề “iv” và “vi” là từ “assumptions” và “knowledge”. Assumption là cái mình chưa chắc chắn, mình mới chỉ đưa ra giả định thôi, còn “knowledge” là cái mà mình biết rồi, là kiến thức đã được công nhận. Rõ ràng trong đoạn văn chưa hề đưa ra sự khẳng định chắc nịch hay công trình nghiên cứu nào chứng minh sự hiểu biết của con người về người ngoài hành tinh cả đúng không? Đoạn “vii” cũng không đúng vì đoạn văn không hề nói đến các khả năng tồn tại sự sống ngoài trái đất là bao nhiêu.
Đoạn C.
Nếu chỉ đọc câu đầu tiên thì chắc nhiều bạn sẽ chọn ngay tiêu đề “vii” – Sự hiểu biết của con người về sự sống ngoài trái đất vì câu đầu tiên trong đoạn nói rằng sự hiểu biết (understanding đồng nghĩa với từ knowledge trong tiêu đề) của con người về các dạng sống khác. Tuy nhiên, đọc kỹ sẽ thấy câu văn này không hề khẳng định về tí kiến thức nào cả mà chỉ nói rằng những gì chúng ta biết là rất hạn chế (severely limited). Các câu văn sau trong đoạn cũng nói rằng thực tế thì chúng ta chẳng biết gì cả “we do not even know….”, ” we certainly do not know….”. Thực ra, 2 câu văn này chỉ có tác dụng dẫn dắt cho các thông tin được trình bày ở các câu văn tiếp theo. Đó là mặc dù những gì chúng ta biết còn rất hạn chế nhưng chắc hẳn là trong vũ trụ này sẽ vẫn tồn tại hành tinh có sự sống “it seems inconceivable that at least one of these planets does not have a life form on it” (cấu trúc phủ định của phủ định là khẳng định). Các con số tiếp theo được đưa ra cũng chỉ để phục vụ mục đích duy nhất là hỗ trợ cho luận điểm về sự tồn tại của sự sống ngoài trái đất như “100 billion stars”; “100.000 stars”…v.v. Phân tích đến đây rồi thì các bạn sẽ chọn gì? Chắc chắn phải là “vii” – Likelihood of life on other planets. Có thể một số bạn cũng sẽ phân vân với tiêu đề “iii” – Vast distances to Earth’s closet neighbours bởi câu văn cuối cùng trong đoạn C có nhắc đến thông tin này. Nhưng hãy thử xem kỹ lại đi, đây có phải là luận điểm được phân tích xuyên suốt đoạn văn không hay chỉ là dạng thông tin xuất hiện 1 lần rồi thôi?
Đoạn D.
Đoạn văn này khá dài so với các đoạn khác. Tuy nhiên, không cần phải lo lắng vì thông tin được trình bày một cách rõ ràng và liên tục. Câu đầu tiên nói về việc truyền thông tin trong vũ trụ, và cụm từ “sending information” tương đương với “transmission of radio signals” trong tiêu đề “i”. Câu thứ hai nói về “all searches to date have concentrated on…”, câu thứ ba tiếp tục với “there have been a number of searches…”; “searches” tương đương với “seeking” trong tiêu đề “i” và các câu văn sau tiếp tục phân tích, giải thích về các tìm kiếm này như việc NASA đầu tư “$10 million per year” cho việc tìm kiếm và phạm vi tìm kiếm là “nearest 1000 likely stars…”. Vì vậy, đã đủ rõ ràng để chọn phương án “i”.
Đoạn E.
Câu đầu tiên đã nói ngay về việc “how we should react if we detect a signal from an alien civilisation”, câu thứ hai tiếp tục hỗ trợ câu trước là “we should not reply immediately”, và đến câu cuối cùng là “debates the question whether to reply…” đều xoay quanh vấn đề phản hồi lại các tín hiệu như thế nào. Từ “react” (phản ứng), “reply” (phản hồi) đều tương đương với từ “responses” (sự phản hồi) và “alien civilisation” tương đương với “other civilisation” trong tiêu đề “ii”. Như vậy, đáp án chính là tiêu đề “ii”.